Việc tỉa lông cho gà chọi thường xuyên có cần thiết không? Thời điểm nào cắt tỉa là hợp lý nhất? Gợi ý một số cách cắt lông gà chọi, gà đòn, gà tre đẹp nhất.
Bộ lông của gà chiến có tính thẩm mỹ cao sẽ thể hiện được uy thế trước đối thủ, ngoài ra còn giúp hạn chế các loại côn trùng gây hại ẩn náu trong lông của gà. Vậy cắt tỉa lông cho gà chọi như thế nào là đẹp và an toàn nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về các cách cắt lông gà chọi đơn giản, hiệu quả nhất.
Mục lục
I. Có cần thiết phải cắt tỉa lông gà chọi hay không?
1. Cắt tỉa lông giúp gà giải nhiệt tốt
Với loại gà nuôi bình thường, bộ lông chính là bộ phận điều hòa thân nhiệt hiệu quả. Việc tác động thường xuyên đến bộ lông sẽ khiến cho gà gặp trở ngại khi sống trong điều kiện thời tiết thất thường. Có nhiều ý kiến cho rằng cắt tỉa lông sẽ giúp gà mát mẻ hơn, tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng đúng.
Đối với gà chọi, khi chúng vận động với cường độ cao trong thời gian dài thì cần phải hạ nhiệt nhanh chóng. Nhưng cắt bỏ bớt lông cũng đồng thời đã loại bỏ đi “máy điều hòa” thân nhiệt của gà, cho nên nếu các sư kê có ý định tỉa lông thì phải chú ý chăm sóc chiến kê của mình cẩn trọng hơn.
2. Cắt tỉa lông sẽ giúp gà thoải mái, tạo sự thuận lợi khi thi đấu
Lớp lông có tác dụng bảo vệ và hạn chế tổn thương cho gà chọi khi bị trúng đòn. Tuy nhiên nếu lông quá dày thì lợi chỉ một phần mà hại đến mười phần.
- Lông dài gây vướng víu trong lúc thi đấu
- Khi bị đối thủ mổ trúng, lông bị bứt ra sẽ đau nhiều hơn so với việc ăn đòn trực tiếp, những lúc như vậy gà thường hoảng và bỏ chạy loạn xạ
- Các sư kê thường sử dụng phương pháp om bóp nhằm làm da của gà nhanh đỏ và dày lên. Nếu lớp lông quá nhiều thì việc thấm thuốc sẽ gặp khó khăn, phần da không tiếp xúc được nhiều với thuốc
3. Các loại bọ hút máu sẽ bị tiêu diệt, giảm thiểu bệnh về da cho gà
Mạt gà là loại bọ chuyên hút máu gà, hay kí sinh trong lông và gây bệnh viêm da do các vết chích bị nhiễm trùng. Khi tỉa lông gà sạch sẽ thì môi trường sống của chúng bị thu hẹp, hạn chế sự sinh sôi, từ đó giúp giảm thiểu các bệnh về da cho gà.
4. Tăng tính thẩm mỹ cho gà chọi
Nhờ đôi bàn tay khéo léo mà các sư kê có thể sáng tạo cho gà những “bộ cánh” tuyệt đẹp. Một chiến kê có màu da đỏ au, cơ bắp hoàn hảo sẽ giúp giá trị tăng lên rất nhiều, khiến người khác phải trầm trồ tán thưởng.
5. Giúp gà kháng đòn linh hoạt hơn
Các vị trí được tỉa lông có thể vào nghệ, om chườm bằng những phương thuốc bí truyền giúp da gà dày hơn, cơ gân cứng rắn mạnh mẽ hơn, giảm đi phần bị thương và tra thuốc chữa trị nhanh không nhiễm khuẩn cho gà sau khi thi đấu.
II. Tác hại khi không cắt tỉa lông cho gà chọi đúng cách
Nhiều sư kê ít quan tâm đến việc vệ sinh, cắt tỉa lông gà và cho rằng không cần thiết phải tỉa lông quá nhiều, chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ cần chiến kê đầy đủ chất dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, nếu không cắt tỉa gọn gàng, sẽ gây cho gà nhiều tác hại như:
- Cơ thể gà không có tuyến mồ hôi nên khi vận động nhiều khó thoát nhiệt bởi lớp lông quá dày
- Lớp lông dày là nơi khiến vi khuẩn và nhiều loại vi sinh hút máu tích tụ, gây nhiều bệnh về da cho gà
- Làm mất đi vẻ oai phong của gà mà tăng thêm sức mạnh tinh thần cho đối thủ. Đặc biệt gà chiến thường bị e dè, nhụt chí trước những con oai phong, chỉn chu hơn
III. Thời điểm cắt tỉa lông cho gà chọi thích hợp
Thời điểm thích hợp để cắt tỉa lông phụ thuộc vào độ tuổi của gà, điều kiện thời tiết, các yếu tố môi trường và những vấn đề khác. Cụ thể như sau:
– Khi gà chọi tròn 12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa lông. Lúc này, gà đã hoàn tất việc thay lông, lông mọc khá hoàn thiện và ra dáng, qua đó, việc cắt tỉa lông sẽ giúp chiến kê thêm phần oai vệ, hiếu chiến.
– Phần lông cườm là bộ phận mọc lông cuối cùng của gà. Nếu vạch lông cườm thấy chân lông khô và nhỏ lại, sư kê có thể tiến hành cắt tỉa lông. Chú ý không được nhổ lông vì sẽ làm đau và mất chân lông, khiến lông mọc lại trông rất nham nhở.
– Cắt tỉa lông cũng nên chú ý thời tiết. Mùa đông lông lâu mọc hơn, phần da tổn thương do cắt tỉa cũng khó lành, nên gà chọi dễ bị sốc nhiệt. Vì vậy, sư kê nên chọn thời gian nắng ấm, nhiệt độ không quá chênh lệch để tiến hành tỉa lông cho gà.
IV. Cách cắt tỉa lông cho gà đòn đẹp – độc – lạ
1. Cắt tỉa lông vị trí đầu cổ
Tiến hành cắt tỉa lông từ trên xuống dưới, phần lông đầu cổ được cắt đầu tiên vì chúng đã tương đối khô, không còn là lông ống đang mọc nữa.
Vị trí cắt lông nên cắt mặt phía trên của đầu và cổ gà, đồng thời bớt lại phần lông trên đỉnh đầu và bên dưới hầu gà. Bởi điểm này còn non nên lớp lông sẽ được giữ lại để bảo vệ tránh việc gà bị đòn đau rát tới vỡ đòn. Phần lông còn lại sẽ được cắt tỉa khi gà đủ tuổi đủ tháng và được vần đòn vần hơi đầy đủ.
Tiếp theo cắt đến phần chân của lông, với lớp lông này sau khi om bóp sẽ ít mọc hoặc mọc với mật độ rất thấp.
2. Cắt tỉa lông ở vùng hông và nách
Phần lông ở nách cần cắt trước tiên bởi chúng gây cản trở quá trình làm mát và tản nhiệt của gà. Lông ở vị trí này đều là lông nhỏ nên có thể cắt nhiều hơn và sạch hơn so với các bộ phận khác.
Phần lông vùng hông cũng tiến hành cắt tương tự. Bởi lông ở vị trí này không có nhiều tác dụng nên có thể cắt tùy ý từ hông cho đến phần đuôi. Tuy nhiên cần chú ý không được cắt phần lông mã vì có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của gà.
3. Cắt lông ở vùng bụng và lườn
Những con gà tơ cần lớp lông bảo vệ nên hạn chế cắt phần lông vùng ức ngực của gà. Còn lông ở phía 2 bên lườn thì có thể cắt tỉa để giảm nhiệt độ dễ dàng.
4. Cắt lông phần đùi gà chọi
Phần lông ở đùi cũng không có nhiều tác dụng nên có thể cắt ít hay nhiều tùy ý. Tiến hành cắt từ phần đùi tiếp giáp với hông cho đến phần đầu gối của gà. Sau khi cắt tỉa gọn gàng thì có thể om bóp vào nghệ, giúp gà khỏe mạnh săn chắc hơn.
5. Cắt phần lông mã, lông đuôi, lông cánh
Các phần lông mã, lông đuôi, lông cánh không nên cắt tỉa. Những sư kê lâu năm không bao giờ cắt phần lông này, bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu của gà. Lông ở cánh và đuôi ảnh hưởng đến quá trình bay nhảy, giữ thăng bằng, giúp gà có lợi thế trong các trận chiến sinh tử.
V. Cắt tỉa lông gà tre như thế nào là đúng?
Về cơ bản thì gà tre không cần cắt tỉa lông, bởi giống gà này đẹp về bộ lông, nếu cắt tỉa thì chẳng khác gì lấy đi lớp áo của chúng. Tuy nhiên tỉa lông để kích thích quá trình thay lông nhanh hơn, cắt tỉa hoặc nhổ những phần lông xấu để chúng ra lông được đều hơn, tăng thêm vẻ đẹp, uy phong cho chúng.
VI. Cắt tỉa lông gà chọi cần chú ý gì?
Mặc dù cắt tỉa lông gà chọi mang lại nhiều lợi ích, giúp gà tăng thêm sự uy phong trước đối thủ và chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên các sư kê cần chú ý những điều sau khi tiến hành tỉa lông cho gà:
- Hạn chế việc cắt lông gà vào mùa đông vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm của gà
- Không nên cắt quá nhiều vì cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của gà
- Không nên cắt lông vùng cánh và đuôi
- Khi cắt lông cần đảm bảo chuồng trại được che chắn kỹ lưỡng, nhiệt độ môi trường ổn định
- Chế độ ăn phù hợp, đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của gà diễn ra bình thường
- Nên kết hợp ngay với vần đòn, vần hơi, vào nghệ, om bóp để da gà đỏ và dày hơn
Cách cắt lông gà chọi khá đơn giản, chỉ với vài bước thực hiện đã giúp gà có một bộ lông tuyệt đẹp, tăng thêm sự uy phong và sức chiến đấu trước đối thủ. Hy vọng bài viết này Đá gà trực tiếp sẽ giúp các sư kê có thêm thông tin hữu ích, cắt tỉa lông gà đúng cách để tạo ra chiến kê oai vệ và hiếu chiến.
Chuyên mục: Kiến thức nuôi gà
Xem thêm: Cách cản gà đá hiệu quả được nhiều sư kê áp dụng nhất hiện nay